Khám Phá Thành Phần BHA/LHA/AHA

Nếu đang trong thời kỳ điều trị tình trạng da mụn, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến các thành phần BHA, LHA hay AHA. Tuy nhiên, mỗi thành phần này sẽ có những cơ chế hoạt động và phù hợp với mỗi loại da khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu và phân biệt rõ hơn về 3 thành phần này nhé.

I. BHA

BHA – β-Hydroxy Acids (Axit Beta Hydroxy) là một hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức Acid Cacboxylic và nhóm chức Hydroxy được phân tách bằng hai nguyên tử carbon. BHA là một acid gốc dầu, chiết xuất từ vỏ cây liễu (willow bark) nên tan trong dầu, không tan trong nước.có khả năng đi sâu vào lỗ chân lông
BHA bao gồm các loại Acid sau:

  • Salicylic Acid: Có nguồn gốc từ vỏ cây liễu (Willow Bark)
  • Citric Acid: Có nguồn gốc từ một số loại trái cây có múi như chanh, cam, bưởi.

Cơ chế hoạt động của BHA

BHA với tính chất tan trong dầu đặc biệt phù hợp với những làn da dầu, lỗ chân lông có kích thước lớn, nhiều mụn bọc, đầu đen, da nhạy cảm,…Thành phần BHA sẽ dễ dàng thấm sâu vào da loại bỏ hoàn toàn bã nhờn, kiểm soát lượng dầu tiết ra tốt nhất.

BHA với tính chất tan trong dầu đặc biệt phù hợp với những làn da dầu, lỗ chân lông có kích thước lớn, nhiều mụn bọc, đầu đen, da nhạy cảm

Những lưu ý cần nắm rõ khi dùng BHA

Khi bắt đầu sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần BHA, bạn đầu bạn chỉ nên thử nghiệm với nồng độ BHA 1% cùng độ pH từ 3 – 4 để làn da thích nghi với thành phần. Sau đó mới tăng dần nồng độ để điều trị các vấn đề của da.

Công dụng của BHA

Công dụng của loại acid này được phát huy rõ rệt nhất sau khoảng 3 – 6 tuần sử dụng. Tình trạng nếp nhăn được đẩy lùi hiệu quả, tình trạng da sần sùi cũng dần biến mất. Bên cạnh đó, BHA còn giúp giảm tối đa hội chứng rối loạn sắc tố là nguyên nhân làm da không đều màu.

Nhờ khả năng tan trong dầu, BHA nhanh chóng thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông, hoạt hóa và làm sạch bụi bẩn tích tụ, loại bỏ cặn bã nhờn, giúp da sạch và thông thoáng hơn. Từ đó, tình trạng mụn được cải thiện rõ rệt sau 4 – 6 tuần sử dụng. Ngoài ra, BHA cũng được coi là “thần dược” giảm nhăn, cải thiện tình trạng da xỉn màu hiệu quả.

II. LHA

LHA – Lipo Hydroxy Acid nằm trong nhóm Carboxylic Acids với công thức bao gồm một nhóm Hydroxyl kết hợp với một nhóm Carboxyl được gắn bởi nhân Benzen. LHA và BHA được xem là 2 loại axit có thành phần tương đương nhưng khác biệt cấu trúc phân tử. LHA có khả năng tan trong dầu rất tốt nhờ đó thẩm thấu sâu vào da và không gây kích ứng.

Cơ chế hoạt động của LHA

LHA có cách thức hoạt động rất đơn giản thông qua 2 cơ chế chính là thẩm thấu vào da đào thải những tế bào chết, dầu dư thừa ra khỏi các lỗ chân lông, kèm theo đó là quá trình làm lỏng đi bã nhờn, kiểm soát lượng dầu tiết ra. Thành phần này đặc biệt thích hợp với những bạn sở hữu làn da dầu mụn.

LHA là một thành phần có khả năng chống lão hóa mạnh mẽ

Những lưu ý khi sử dụng LHA

Khi sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần LHA, bạn nên chú ý thoa kem chống nắng để tránh tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với tia UV. Sản phẩm chứa LHA thường đạt hiệu quả tốt nhất ở nồng độ pH 5.5.

Công dụng của LHA

LHA là thành phần nằm trong nhóm Salicylic Acid có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả đồng nghĩa với việc sẽ loại bỏ được những tác nhân gây mụn sau một thời gian sử dụng.

Quảng cáo
Dàn người đẹp Hoa hậu Việt Nam 2020 bê tráp trong đám hỏi của Top 5 Phạm Thị Phương Quỳnh - Ảnh 4.

Acid này đóng vai trò như một thành phần giúp phục hồi vết thương, tái tạo và rút ngắn thời gian hình thành lớp biểu bì mới, giúp vết thâm mụn mau lành hơn, làm sạch và giảm kích thước các lỗ chân lông hiệu quả mang đến một làn da mịn màng, sạch mụn.

Bên cạnh đó, LHA cũng chính là một thành phần có khả năng chống lão hóa mạnh mẽ. Tác dụng này xuất phát từ nhóm retinoids tăng khả năng sinh tế bào biểu bì và kích thích cơ thể sản sinh Collagen ngăn chặn quá trình lão hóa sớm.

III. AHA

AHA – Alpha Hydroxy Acids là 1 nhóm các axit có nguồn gốc từ thực vật và động vật như trái cây, sữa, đường. Từ lâu thành phần này đã được các chuyên gia da liễu tư vấn sử dụng trong quy trình chăm sóc da và điều trị mụn dành cho da khô, da không đều màu, xỉn màu.

Có 7 loại AHA thường được ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc da:

  • Citric acid (từ cam và quýt)
  • Glycolic acid (từ mía)
  • Hydroxycaproic acid (từ sữa ong chúa, mật ong)
  • Hydroxyl caprylic acid (từ động vật)
  • Lactic acid (từ đường sữa hoặc carbohydrate khác)
  • Malic acid (từ lê và táo)
  • Tartaric acid (từ nho)

Glycoloic Acid và Lactic Acid là 2 loại AHA được FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận có thể ứng dụng trong các sản phẩm Dược mỹ phẩm. Đây là 2 thành phần ít có khả năng gây ra kích ứng.

Cơ chế hoạt động

AHA được biết đến nhiều nhất trong các liệu trình điều trị mụn, dưỡng da với khả năng tái tạo da ở lớp ngoài cùng hiệu quả. Nhờ cách thức can thiệp ion ở giữa tế bào, AHA sẽ loại bỏ đi hoàn toàn những tế bào sừng già nua, tế bào chết đã bám chặt ở lớp biểu bì. Điều đó giúp các tế bào xỉn màu, thô sần trên bề mặt da bị bong ra, mở đường cho tế bào da mới phát triển.

Hiện nay, Glycolic Acid được biết đến là một dạng AHA phổ biến trên thị trường mỹ phẩm hiện nay với rất nhiều sản phẩm tẩy da chết hóa học được chị em yêu thích.

AHA được biết đến nhiều nhất trong các liệu trình điều trị mụn, dưỡng da với khả năng tái tạo da ở lớp ngoài cùng hiệu quả

Công dụng của AHA

Sau 1 thời gian sử dụng AHA, bạn sẽ cảm nhận được công dụng của thành phần này, làn da sẽ trở nên trắng sáng, mịn màng hơn. Nhờ việc loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt da mà các tế bào da mới có thể tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Tùy vào mỗi nồng độ khác nhau, AHA sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau:

  • 2% – 5%: Với nồng độ nhẹ, AHA được xem là một trong những giải pháp điều trị da khô, nứt nẻ và mụn hiệu quả
  • 5% – 10%: Có khả năng ngăn ngừa và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa sớm. Ở liều lượng cao, AHA có thể giúp thúc đẩy collagen được tổng hợp mang đến làn da khỏe mạnh, săn chắc.

Theo 1 số nghiên cứu, AHA có thể làm ảnh hưởng tới Tyrosinase, làm giảm nồng độ của hormone này theo đó sự hình thành sắc tố melanin cũng sẽ giảm đi đáng kể. Do vậy, AHA có thể dùng để điều trị nám, tàn nhang.

Những lưu ý cần hiểu rõ khi sử dụng AHA

Trong thời gian sử dụng AHA, làn da sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Nếu không được bảo vệ cẩn thận, chỉ sau 1 thời gian ngắn, làn da sẽ có hiệu ứng bị kích ứng, ửng đỏ. Mức độ nhạy cảm của da có thể tăng lên đến 50%. Các chuyên gia da liễu đã chỉ ra rằng, nồng độ an toàn với làn da tránh gây kích ứng phải đảm bảo ở nồng độ dưới 10%

BHA. LHA hay AHA đều là những thành phần giúp chăm sóc và điều trị tình trạng da mụn hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi thành phần sẽ có những đặc điểm, công dụng và cơ chế hoạt động khác nhau. Do vậy, bạn cần nắm rõ tính chất của mỗi thành phần để sử dụng hiệu quả hơn.